LỰC BÁN TIẾP TỤC CHIẾM ƯU THẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ

 

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch đầu tuần (19/12), sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Lực bán chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV- Index nối dài đà giảm sang ngày thứ 3 liên tiếp với mức giảm 0,88% xuống 2.387 điểm.

Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư đến thị trường vẫn cho thấy sự gia tăng, đặc biệt là ở nhóm Nông sản và Nguyên liệu công nghiệp. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 4.000 tỷ đồng, trong đó, riêng nhóm Nông sản đã chiếm hơn 32% tổng dòng tiền kể trên.

Năng lượng

Khí tự nhiên dẫn đầu đà suy yếu của thị trường với mức lao dốc 11,35%, xuống còn 5,85 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh, thấp nhất trong vòng gần 2 tuần trở lại đây. Khí tự nhiên gặp sức ép trước triển vọng nguồn cung sẽ được nới lỏng trong giai đoạn tới. Cụ thể, chủ tịch nước Azerbajan cho biết, nước này có kế hoạch tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Liên minh châu Âu vào năm tới để thay thế cho nguồn cung cấp từ Nga.

Trong khi đó, giá dầu phục hồi sau hai phiên giảm khi các nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu số một thế giới. Kết thúc phiên giao dịch 19/12, giá dầu thô WTI tăng 1,24% lên 75,38 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 0,96% lên 79,8 USD/thùng.  

Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương kết thúc vào ngày thứ sáu tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với các nhà lãnh đạo cấp cao đã kêu gọi tăng cường chính sách hỗ trợ để thực hiện mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2023 sắp tới. Theo Bloomberg, các nhà hoạch định chính sách có thể nhắm tới mục tiêu tăng trưởng 5%, sau khi nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới chỉ có thể tăng trưởng 3% trong năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh.  

Động thái này, kết hợp với việc nới lỏng các hạn chế chống dịch trong nhiều tuần vừa qua, đã củng cố cho kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng Trung Quốc sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2023 sắp tới, và thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với dầu thô.  

Hiện nay, khả năng gia tăng nguồn cung khá hạn chế, khi mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm sản lượng, cùng với nguy cơ sản lượng của Nga bị hao hụt khi phải đối mặt với các gói trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).  

Áp lực bổ sung nguồn cung hiện đang đè nặng lên Mỹ, nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, tuy nhiên, dù xuất khẩu nhiều, nhưng Mỹ vẫn chưa thể trở thành nhà xuất khẩu ròng đối với dầu thô. Theo Reuters, xuất khẩu dầu thô của Mỹ hiện đã chạm mức kỷ lục 3,4 triệu thùng/ngày, bởi nhu cầu thay thế nguồn cung từ Nga của các nước đối tác gia tăng, sau khi xung đột ở khu vực biển Đen nổ ra.  

Bức tranh cung cầu hiện nay chỉ ra rằng, nếu Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng nguồn cung. Mỹ hiện đã lên kế hoạch mua lại 3 triệu thùng dầu để bổ sung vào kho dự trữ chiến lược (SPR), tuy nhiên đây là một con số rất khiêm tốn so với con số 180 triệu thùng trong kế hoạch giải phóng.  

Nông sản

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần, các mặt hàng nhóm đậu tương đều đóng cửa với các mức biến động cực kì mạnh mẽ. Giá đậu tương giảm về vùng chặn dưới của khoảng đi ngang trong 2 tuần vừa qua. Lực bán tiếp tục được đẩy mạnh trong hầu hết phiên giao dịch sau khi giá mở cửa giảm mạnh.

Hiệp hội các nhà sản xuất đậu tương của Mato Grosso do Sul – Aprosoja tại Brazil cho biết, 97% diện tích đậu tương của bang này đều đang ở trong tình trạng tốt và tuyệt vời. Thời tiết mưa nhiều đang tạo điều kiện thuận lợi cho mùa vụ ở các bang gieo trồng lớn của Brazil. Thông tin trên cũng đã xoa dịu lo ngại về tình hình khô hạn kéo dài gây ra gián đoạn tới mùa vụ đậu tương ở Argentina.

Trong khi triển vọng nguồn cung ở Nam Mỹ, mối quan tâm lớn nhất đối với thị trường đậu tương hiện nay vẫn đang tác động trái chiều lên giá thì nhu cầu lại có dấu hiệu suy yếu. Bên cạnh áp lực về lạm phát và nền kinh tế gây ra sức ép đối với ngành chăn nuôi Trung Quốc, dự báo về mùa vụ của nhà nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới này cũng đang khá khả quan. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, Hắc Long Giang – tỉnh sản xuất đậu tương lớn nhất của nước này – đã lập kỷ lục mới về sản lượng đậu tương trong năm nay, với khoảng 9,54 triệu tấn, chiếm 47% tổng sản lượng của toàn quốc. Kết quả này đạt được là nhờ diện tích canh tác được mở rộng, cùng với các tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc cây trồng và cải tiến giống. Ngoài ra, theo báo cáo Export Inspections, giao hàng đậu tương của Mỹ đạt mức 1,62 triệu tấn, thấp hơn so với mức 1,78 triệu tấn trong tuần trước đó. Những thông tin trên càng củng cố cho dự báo về nhu cầu sụt giảm và khiến giá đậu tương đóng cửa ở mức gần như thấp nhất phiên.

Khô đậu tương là mặt hàng đáng chú nhất trong phiên hôm qua khi lao dốc và đóng cửa giảm tới 3%. Sức ép chốt lời sau chuỗi tăng liên tiếp trước đó trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ là nguyên nhân chính gây ra lực bán ồ ạt đối với mặt hàng này ngay từ đầu phiên. Ngược lại, dầu đậu tương lại là mặt hàng nông sản duy nhất tăng giá do nguồn cung thắt chặt. Cụ thể, tồn kho của Malaysia sẽ giảm xuống dưới 2 triệu tấn trong vòng 6 tháng tới, trong khi chương trình B35 của Indonesia có thể khiến tồn kho dầu cọ của nước này trở nên khan hiếm trong nửa đầu năm 2023. Theo MXV, khô đậu tương là mặt hàng biến động rất mạnh trong giai đoạn vài tháng qua. Tuy nhiên đợt tăng trước của giá xa rời yếu tố cơ bản về cung cầu, cùng với triển vọng nhu cầu suy yếu của Trung Quốc bất chấp Tết Nguyên Đán đang đến gần sẽ tạo sức ép mạnh lên giá.

Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trong nước chờ đợi nhịp điều chỉnh giá

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay tại Cảng Cái Lân, giá chào bán khô đậu tương ở mức 14.900 – 15.000 đồng/kg đối với kỳ hạn giao tháng cuối năm nay. Đối với kỳ hạn giao quý I năm sau, giá dao động trong khoảng 13.900 – 14.900 đồng/kg.

MXV cho biết, giai đoạn vừa qua, thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn khá ảm đạm do giá nông sản vẫn giữ ở mức cao khiến các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản vẫn đang chờ thêm biến động mới đối với các chuyến hàng quý I. Triển vọng nhu cầu suy yếu của Trung Quốc sẽ gây sức ép mạnh lên giá trong ngắn hạn và tạo cơ hội cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu nguyên liệu trước khi rủi ro về chu kỳ tăng giá quay trở lại.

Kim loại

Nhập khẩu nhôm của Trung Quốc trong tháng 11 đã giảm 35,7% so với một năm trước đó do nguồn cung trong nước tăng, cũng do nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID tiếp tục làm giảm nhu cầu đối với kim loại nhẹ.

Nước này đã mang về 255.744 tấn, bao gồm kim loại chính và nhôm hợp kim chưa gia công vào tháng trước, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan.

Với việc nới lỏng các hạn chế về quyền lực đối với người dùng công nghiệp trong năm nay, các nhà máy luyện kim ở Trung Quốc đã tăng cường sản xuất. Con số sản lượng tháng 11 mới nhất cho thấy mức tăng thứ 9 liên tiếp lên 3,41 triệu tấn.

Trong 11 tháng đầu năm, nhà sản xuất nhôm hàng đầu thế giới sản xuất 36,77 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Một điểm đáng quan tâm nữa đó là nhu cầu nhập khẩu yếu đối với kim loại được sử dụng trong các lĩnh vực vận tải, xây dựng và đóng gói.

Nền kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng hơn trong tháng 11 do sản lượng của các nhà máy chậm lại và doanh số bán lẻ kéo dài đà giảm, cả hai đều không đạt dự báo.

Tuy nhiên, các dấu hiệu nới lỏng các hạn chế COVID và nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hồi sinh lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn đã làm sáng tỏ triển vọng nhu cầu đối với kim loại công nghiệp, thể hiện qua việc tăng giá vào tháng trước.

Nhôm được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải trung bình ở mức 18.845 nhân dân tệ (2.703,42 USD)/tấn trong tháng 11, tăng từ 17.755 nhân dân tệ/tấn trong tháng 10 khi chạm mức thấp nhất trong 19 tháng.

Khối lượng nhập khẩu tháng 11 ghi nhận mức tăng 30,2% so với mức 196.460 tấn trong tháng trước đó. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm là 2,13 triệu tấn, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu bauxite, nguồn quặng nhôm chính, đạt 11,79 triệu tấn vào tháng trước. Con số này đã tăng 31,3% so với mức 8,98 triệu tấn của tháng 10 và tăng 53,6% so với mức 7,7 triệu vào tháng 11 năm ngoái.

Nguyên liệu công nghiệp

Báo cáo Cam kết của các nhà giao dịch mới nhất từ thị trường arabica New York đã chứng kiến lĩnh vực đầu cơ phi thương mại cắt giảm vị thế bán ròng của họ 17,71% trên thị trường trong tuần giao dịch từ 13/12/2022: Đăng ký vị thế bán khống ròng mới là 20.490 lots, tương đương với 5.808.824 bao. Vị thế bán ròng này đã giảm nhẹ và được củng cố vững chắc hơn giai đoạn giao dịch sau đó.

Báo cáo Cam kết của các nhà giao dịch mới nhất từ thị trường cà phê Robusta London đã chứng kiến Lĩnh vực tiền được quản lý đầu cơ đã cắt giảm vị thế bán ròng của họ xuống 10,17% trên thị trường trong tuần giao dịch từ ngày 13/12/2022: đăng ký vị thế bán khống ròng mới là 18.453 lots, tương đương với 3.075.500 bao. Vị thế bán ròng này ít thay đổi và đi ngang giai đoạn sau đó.

Chênh lệch hợp đồng cà phê kỳ hạn tháng 02/23 giữa thị trường London và New York đã thu hẹp vào thứ Sáu và đạt mức 79,76 usc/Lb. Điều này tương đương với mức chiết khấu giá 48,52% cho thị trường cà phê Robusta London. Sự chênh lệch giá rộng rãi này có thể được các nhà rang xay nhạy cảm về giá coi là một mức chiết khấu thay thế hấp dẫn cho Robusta so với cà phê Arabica có giá trị tương đối cao hơn.

Dự trữ cà phê Arabica theo tính toán của sàn New York được cho là đã tăng thêm 10,971 túi vào thứ Sáu, đạt mức 753,981 bao, với 93.19% trong số đó được nắm giữ ở châu Âu, tương đương tổng số 702.663 bao và 6,81% phần còn lại được nắm giữ tại Hoa Kỳ tương đương tổng số 51.318 bao. Trong số này, tổng cộng 432.977 bao, tương đương 57,43% cà phê Arabica xanh Brazil đã đăng ký và lưu trữ trong các kho được chứng nhận của quốc gia tiêu dùng của sàn giao dịch, và hơn 39,28% cà phê được chứng nhận này có nguồn gốc từ Honduras. Trong khi đó, số lượng bao đang chờ phân loại để giao dịch giảm 35.828 bao; còn 310.288 bao chờ phân loại trong ngày.

 

 

logo công ty cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế TSA

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế TSA

Thành viên Uy tín – Chuyên nghiệp thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Địa chỉ: LK3.11 khu TTTM nhà ở GoldSilk, 430 đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 024.3582.3999 – 0848.54.64.66

Địa chỉ Email: admin@tsahanghoa.com

Fanpage: https://www.facebook.com/tsahanghoaphaisinh

Bài viết liên quan

Bài viết gần đây

BẢN TIN HÀNG HÓA 29/03/2023
29Th3

BẢN TIN HÀNG HÓA 29/03/2023

  ĐÀ HỒI PHỤC TIẾP TỤC ĐƯỢC DUY TRÌ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ   Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua chiếm ưu

BẢN TIN HÀNG HÓA 28/03/2023
28Th3

BẢN TIN HÀNG HÓA 28/03/2023

  Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực   Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua hoàn toàn áp đảo trên

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023
27Th3

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023

Nội dung chínhPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023NÔNG SẢNLÚA MÌDẦU ĐẬU TƯƠNGNGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆPCÀ PHÊKIM LOẠIBẠCNĂNG LƯỢNGDẦU  PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023   NÔNG