GIÁ DẦU THẾ GIỚI GIA TĂNG CHÓNG MẶT DO THIẾU HỤT NGUỒN CUNG
Giá dầu tăng phi mã khiến cho phần lớn các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với khó khăn và tình trạng khủng hoảng năng lượng
Nan giải trong việc phân bổ nguồn cung dầu khan khiếm
Xung đột Nga – Ukraine xảy ra đã ảnh hưởng ít nhiều đến dòng chảy dầu toàn cầu. Tổ chức Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Đồng minh (OPEC +) vẫn là nhà cung cấp dầu chính, nhưng trữ lượng hạn chế của tổ chức này khiến khó có thể lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.
Trước đây Nga là đối tác thương mại quan trọng ở khu vực châu Âu, nhưng hiện nay Nga đã đang phải mở rộng khách hàng và tìm kiếm thêm nhiều hơn tại châu Á. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của châu Âu và giới hạn giá dầu của Nga đã gây áp lực đáng kể lên Nga, từ đó có thể buộc đất nước này phải cắt giảm sản lượng dầu; cùng với đó trong bối cảnh số lượng người mua giảm, khiến việc đảm bảo đủ tàu để vận chuyển sản lượng dầu của nước này trở nên khó khăn hơn.
Cũng giống Nga, sản lượng của OPEC cũng đang giảm nên người mua đang chuyển hướng đến nhà cung cấp khác, đó là Mỹ. Nhờ vậy, ngay cả khi Bờ Đông đang thiếu trầm trọng dầu diesel và xăng, Mỹ đã xuất khẩu số lượng dầu thô và khí đốt kỷ lục trong thời gian qua.
Tổng xuất khẩu dầu đạt 11,4 triệu thùng một ngày, trong khi xuất khẩu xăng và dầu diesel ở mức cao nhất trong hai tuần; đồng thời, tồn kho dầu trong nước đang ở mức thấp nhất trong lịch sử theo mùa (theo báo cáo hàng tuần mới nhất của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ).
Các nhà sản xuất dầu có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc xuất khẩu nhiên liệu ra nước ngoài so với việc cung cấp dầu cho thị trường nội địa, cũng do nguyên nhân là giá nhiên liệu quá cao và thị trường toàn cầu quá eo hẹp. Điều này góp phần lớn dẫn tới tình trạng giá nhiên liệu ở Mỹ đã không giảm nhiều dù Mỹ lưu trữ sản lượng dầu lớn.
Các biện pháp hạn chế xuất khẩu để tăng nguồn cung trong nước đã được Chính quyền Tổng thống Joe Biden xem xét. Tuy nhiên, Wood Mackenzie nhận định, người tiêu dùng Mỹ có thể tiết kiệm 5 tỷ USD chi phí nhiên liệu và song song với đó, tăng thêm 2 tỷ USD cho các đối tác thương mại châu Âu.
Rủi ro từ cả cung và cầu
Tình trạng nguồn cung bị thắt chặt vẫn chưa được giải toả khiến cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong ngắn hạn vẫn mạnh mẽ. Trong khi đó, nếu Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nhu cầu từ đất nước này cũng có khả năng tăng theo và do đó mà từ phía tiêu thụ có thể gia tăng rủi ro.
Trước nguy cơ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng của thế giới có xu hướng giảm trong dài han. Không ít những thách thức mà hoạt động sản xuất kinh doanh phải đối mặt khi các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đang chạy đua theo lãi suất.
Giá hàng hoá, đặc biệt là năng lượng tăng lên do đồng đô la Mỹ tăng mạnh, làm suy yếu đồng tiền của các nền kinh tế khác.
Hầu hết dầu được giao dịch trên toàn cầu được thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, do đó, đô la Mỹ càng cao thì hóa đơn nhập khẩu đối với các mặt hàng dầu thô và nhiên liệu này càng cao, ngay cả khi giá dầu không thay đổi bao nhiêu.
Chi phí năng lượng tăng cao nhanh cũng tác động tiêu cực tới các ngành công nghiệp châu Âu. Cụ thể, giá khí đốt tự nhiên và điện tăng mạnh đã khiến cho chi phí vận hành các ngành công nghiệp, từ sản xuất thép và sản xuất ô tô đến dệt may và quần áo đều tăng lên.
Cắt giảm, đóng cửa và di dời sản xuất là những biện pháp mà các nhà sản xuất đã đang phải thực hiện để ứng phó với tình hình này, thậm chí đóng cửa vĩnh viễn là có thể xảy ra. Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của EU trên thị trường quốc tế, bao gồm cả trong các lĩnh vực quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng như lĩnh vực kim loại.
Sau khi giá năng lượng tăng 60% trong năm nay do các xung đột giữa Nga và Ukraine thì dự báo giá sẽ giảm 11% vào năm 2023 (theo Ngân hàng Thế giới). Cụ thể, ngân hàng này đã dự đoán giá dầu thô Brent trung bình là 92 USD/thùng vào năm 2023, giảm xuống 80 USD vào năm 2024 nhưng cao hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm là 60 USD (theo báo cáo Triển vọng Thị trường hàng hóa mới nhất).
Xem thêm:
Bảo hiểm giá bằng công cụ phái sinh – giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
TSA chính thức là thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Dầu thô – hàng hóa giá trị nhất?
Bạc – sản phẩm kim loại giao dịch phổ biến
Bạch kim – Platinum(PLE) Kim loại quý được ưu chuộng
Đồng – Comex kim loại được các quốc gia săn đón
Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế TSA
Thành viên Uy tín – Chuyên nghiệp thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: LK3.11 khu TTTM nhà ở GoldSilk, 430 đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 024.3582.3999 – 0986.28.8989
Địa chỉ Email: admin@tsahanghoa.com