GIÁ DẦU TIẾP TỤC GẶP ÁP LỰC, KIM LOẠI QUÝ KHỞI SẮC
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua 29/12, thị trường hàng hoá ghi nhận những biến động mang tính trái chiều. Tuy nhiên, lực bán có phần chiếm ưu thế hơn đã kéo chỉ số MXV-Index tiếp nối đà giảm sang phiên thứ 2 liên tiếp, với mức giảm 0,33% xuống 2.430 điểm.
Trong khi phần lớn các mặt hàng trong nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và đặc biệt là nhóm năng lượng đóng cửa trong sắc đỏ, thì nguyên liệu kim loại cho thấy xu hướng trái ngược khi ghi nhận các mức tăng đáng chú ý. Đồng Dollar Mỹ suy yếu là nhân tố thúc đẩy lực mua, đặc biệt là nhóm kim loại quý. Đây cũng là nhóm duy nhất đón nhận dòng tiền đầu tư tăng lên đáng kể, với mức tăng hơn 32% trong ngày hôm qua. Chung xu hướng với các thị trường tài chính, tính thanh khoản trong những ngày cuối năm trên thị trường hàng hoá cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên, giá trị giao dịch toàn Sở tương đối ổn định, đạt mức gần 3.000 tỷ đồng.
Năng lượng
Kết thúc phiên 29/12, giá dầu thô WTI giảm 0,71% về 78,40 USD/thùng, còn giá dầu thô Brent giảm 0,63% về 83,46 USD/thùng.
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), triển vọng tiêu thụ, vốn đang cải thiện gần đây nhờ kỳ vọng vào việc Trung Quốc mở cửa trở lại, đang bị lu mờ đi rất nhiều trước nguy cơ xuất hiện một đợt bùng phát dịch trên diện rộng. Chính phủ Trung Quốc đang dỡ bỏ các hạn chế chống dịch, nhưng việc số ca nhiễm gia tăng tại đây, khiến nhiều quốc gia áp dụng các quy định đi lại chặt chẽ hơn đối với du khách Trung Quốc.
Sức bán áp đảo thị trường dầu ngay từ khi mở cửa, và giá dầu còn giảm mạnh hơn trong phiên tối vì báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy nguồn cung được cải thiện. Cụ thể, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ (không bao gồm dự trữ dầu mỏ chiến lược) tăng 0,7 triệu thùng so với tuần trước lên mức 419 triệu thùng. Mặc dù mức dự trữ vẫn thấp hơn 6% so với mức trung bình 5 năm vào thời điểm này, nhưng so với mức giảm mạnh 5.9 triệu thùng của tuần kết thúc ngày 16/12, tin tức này vẫn gây sức ép rất lớn tới giá dầu.
Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất lần lượt giảm 3,1 triệu thùng và tăng 0,3 triệu thùng vào tuần trước. Tổng sản phẩm được cung cấp, một thước đo phản ánh khối lượng tiêu thụ thực tế, tăng mạnh lên 22,8 triệu thùng, cao hơn mức trung bình của bốn tuần là 20,8 triệu thùng. Các tin tức này cũng mang lại một lực hỗ trợ nhỏ với giá dầu, tuy nhiên không đủ để đảo ngược đà giảm do việc tiêu thụ dầu thường có xu hướng tăng vào tuần nghỉ lễ Giáng sinh.
Có thể thấy, báo cáo của EIA cũng tiềm ẩn nhiều thông tin tích cực cho thị trường dầu, tuy nhiên để chắc chắn hơn về bức tranh tiêu thụ, các nhà đầu tư cần phải quan sát số liệu thêm một vài tuần nữa. Lo ngại về nguồn cung hiện cũng giảm bớt khi mà TC Energy cho biết đường ống dẫn dầu Keystone, đã hoạt động bình thường trở lại, sau khi sự cố tràn dầu đã được khắc phục.
Kim loại
Trên thị trường kim loại, nhóm kim loại quý đồng loạt đón nhận lực mua tích cực. Giá vàng tăng 0,6% lên mức 1814,89 USD/ounce. Bạc tăng 1,72% lên mức 24,25 USD/ounce. Bạch kim chốt phiên với mức tăng mạnh nhất trong nhóm kim loại, tăng 3,24% lên 1049,7 USD/ounce.
Vào tối qua, Bộ Lao động Mỹ đã công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua với mức tăng 9.000 đơn so với tuần trước, đạt mức 225.000 và là tuần tăng thứ hai liên tiếp. Điều này cho thấy bức tranh thị trường lao động tại Mỹ mặc dù vẫn chưa tiêu cực, nhưng cũng đã gặp một số áp lực nhất định khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy lãi suất lên cao. Đồng Dollar Mỹ suy yếu trở lại sau 2 phiên tăng liên tiếp đã hỗ trợ cho giá bạc và bạch kim trong phiên. Bên cạnh đó, lo ngại về suy thoái kinh tế cũng thúc đẩy vai trò trú ẩn của nhóm kim loại quý. Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các công ty khu vực đồng Euro chậm lại trong tháng 11. Cho vay đối với các doanh nghiệp ở 19 quốc gia thuộc khu vực này đã tăng 8,4% trong tháng 11 sau khi đạt mức 8,9% một tháng trước đó, trong khi tăng trưởng tín dụng hộ gia đình chậm lại từ 4,2% xuống 4,1%.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX ghi nhận một phiên biến động mạnh khi lực mua được thúc đẩy trong nửa ngày đầu phiên, nhưng giá nhanh chóng quay đầu trước rủi ro dịch bệnh tại Trung Quốc. Kết thúc phiên, giá đồng COMEX giảm 0,48% xuống 3,82 USD/pound.
Bên cạnh đó, về phía nguồn cung, những gián đoạn xung quanh mỏ đồng Cobre Panama giữa chính phủ Panama và công ty khai thác First Quantum của Canada đang có dấu hiệu tích cực hơn khi cả hai bên đồng ý đàm phán, từ đó góp phần gây áp lực lên giá đồng. Đây là mỏ đồng có thể sản xuất tới 300.000 tấn một năm, tương đương khoảng 1,5% sản lượng đồng trên toàn thế giới.
Ở chiều ngược lại, giá quặng sắt tăng 1,74% bất chấp tình hình dịch bệnh tiêu cực tại Trung Quốc. Tồn kho quặng sắt tại các nhà máy thép đang thấp, trong khi nhu cầu sản xuất trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tăng cao đã hỗ trợ cho giá quặng sắt trong phiên.
Giá thép trong nước biến động không đồng nhất
Với sự phục hồi của giá sắt thép trên thế giới trong khoảng 1 tháng trở lại đây, giá thép trong nước cũng đang ghi nhận những biến động đáng chú ý sau gần 2 tháng đi ngang. Đến đầu tháng 12, các doanh nghiệp thép trong nước đã rục rịch điều chỉnh giá, song các đợt tăng/giảm không đồng nhất. Trong vòng vài tuần qua, nhiều thương hiệu đã điều chỉnh giá vài lần. Đáng chú ý, thép Hòa Phát đã tăng giá mạnh sản phẩm thép cuộn CB240 lên mức 14,74 triệu đồng/tấn và thép thanh vằn D10 CB300 lên mức 15,02 triệu đồng/tấn kể từ cuối tuần qua sau khi liên tục giữ giá. Tuy nhiên, một số thương hiệu khác như thép Việt Ý hay thép Pomina lại ghi nhận mức giá có sự điều chỉnh giảm nhẹ.
Theo MXV, thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong đầu năm tới bởi thông thường, đây sẽ là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng và hàng loạt các dự án gấp rút đẩy mạnh tiến độ. Nhu cầu thép trong năm 2023 có thể tăng mạnh hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho thép của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn cao. Tuy nhiên, với hi vọng về việc Trung Quốc mở cửa trở lại, và sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các thị trường mới trên thế giới, ngành thép sẽ có nhiều cơ hội phục hồi.
Nông sản
Giá đậu tương kỳ hạn ở Chicago đã tăng nhẹ vào thứ Sáu, dưới mức cao nhất trong phiên sau đà tăng lên mức cao nhất trước đó kể từ tháng 6 với sự hỗ trợ từ việc thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến cây trồng Argentina và các nhà đầu tư đã đánh giá hậu quả của việc Trung Quốc bỏ các biện pháp COVID-19 nghiêm ngặt.
Giá đã giảm trở lại vào cuối buổi sáng, khi các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi vị thế của họ trước cuối năm nay và trước báo cáo cung và cầu quan trọng của chính phủ vào tháng Giêng.
Hạn hán ở Argentina – nước xuất khẩu đậu nành và bột đậu nành lớn nhất thế giới, đang đe dọa triển vọng cho vụ thu hoạch đậu tương năm tới.
Lúa mì và ngô đã giảm từ mức cao nhất trong nhiều tuần đạt được ở các phiên trước đó, khi các thương nhân chờ đợi một đánh giá rõ ràng hơn về thiệt hại do sương giá đối với cây lúa mì của Mỹ và khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc làm giảm hy vọng nhu cầu.
Thị trường lúa mì Mỹ vẫn bị giới hạn bởi sự cạnh tranh của Nga trên thị trường xuất khẩu, nổi bật là việc Ai Cập đặt mua 200.000 tấn lúa mì Nga trong tuần này.
Nguyên liệu công nghiệp
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12, giá của đa số các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp giảm kéo chỉ số nguyên liệu công nghiệp giảm còn 1795 điểm. Dầu cọ thô, đường trắng, đường 11 là các mặt hàng tăng giá ngày hôm qua.
Hợp đồng tương lai dầu cọ Malaysia đã đảo ngược mức lỗ vào thứ Năm sau khi giao dịch trong phạm vi hẹp, nhưng hợp đồng kết thúc hầu như không thay đổi, bị đè nặng bởi nhu cầu chậm chạp và khi các nhà giao dịch đặt trước lợi nhuận.
Hợp đồng dầu cọ chuẩn FCPOc3 giao Tháng 3 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia tăng 3 ringgit, tương đương 0,07%, lên 4.090 ringgit (925,34 USD)/tấn.
Mặc dù sản lượng thấp hơn, các nhà giao dịch lo ngại về đà tăng nhu cầu Dầu cọ thô, Paramalingam Supramaniam – Giám đốc tại công ty môi giới Pelindung Bestari có trụ sở tại Selangor cho biết.
Giá Dầu cọ đã di chuyển theo đà tăng của giá dầu ăn Đại Liên trong tuần này do sự lạc quan về sự phục hồi nhu cầu ở thị trường trọng điểm Trung Quốc, sau khi nước này nới lỏng các quy tắc nhập cảnh biên giới COVID-19, nhưng sự phấn khích cũng đã tan biến trước thông tin về sự gia tăng các ca nhiễm ở đó.
Indonesia, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, sẽ bắt đầu sản xuất dầu diesel sinh học pha trộn 35% dầu cọ vào ngày 1/2, muộn hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu, Bộ Năng lượng cho biết.
Thị trường xuất khẩu chính Ấn Độ đã mở rộng chính sách nhập khẩu dầu cọ tinh chế với mức thuế thấp hơn và cho phép nhập khẩu 51.000 tấn bông với mức thuế nil vào năm 2023, chính phủ cho biết trong một thông báo vào cuối ngày thứ Năm.
Paramalingam nói: “Động thái của Trung Quốc nhằm giảm bớt các hạn chế của họ cùng với động thái của Ấn Độ cho phép nhập khẩu miễn phí dầu ăn được coi là có lợi rất lớn cho Indonesia”.
Hợp đồng soyoil hoạt động mạnh nhất của Đại Liên DBYcv1 tăng 0,2%, trong khi hợp đồng dầu cọ DCPcv1 giảm 0,2%. Giá soyoil trên BOcv1 của Hội đồng Thương mại Chicago đã giảm 0,03%.
Dầu cọ bị ảnh hưởng bởi biến động giá của các loại dầu liên quan khi chúng cạnh tranh giành thị phần trong thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nguồn: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)
Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế TSA
Thành viên Uy tín – Chuyên nghiệp thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: LK3.11 khu TTTM nhà ở GoldSilk, 430 đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 024.3582.3999 – 0848.54.64.66
Địa chỉ Email: admin@tsahanghoa.com