Nội dung chính
PHÂN TÍCH CA CAO ICE US
Giới thiệu chung về ca cao
Ca cao là một sản phẩm có nguồn gốc từ hạt sấy khô và lên men của cây Theobroma cacao, có nghĩa là “thức ăn của vị thần” trong tiếng Hy Lạp. Nó chủ yếu được sử dụng làm Socola. Người Maya lần đầu tiên trồng cacao cách đây 5000 năm. Vào thế kỷ 15 Tây Ba Nha bắt đầu thu mua ca cao, và đến thế kỷ 17 ca cao đã lan rộng khắp Châu Âu. Ngày nay các nền văn minh trên thế giới thưởng thức ca cao theo hàng nghìn cách khác nhau với lượng hạt ca cao tiêu thụ hàng năm trên 4,5 triệu tấn, ca cao là mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới.
Cây Ca cao mọc ở các vùng nhiệt đới. Chúng yêu cầu độ ẩm, đất thoát nước tốt và lượng mưa phù hợp để phát triển đúng cách.
Hiện có 3 loại Theobroma cacao phổ biến được trồng gồm:
- Criollo – chủ yếu được trồng ở Trung Mỹ
- Forastero – chủ yếu được trồng ở Tây Phi và Nam Mỹ.
- Trinitario – Được trồng ở phần lớn các vùng trồng ca cao.
Sản xuất Ca cao
Tóm tắt quy trình sản xuất:
- Thu hoạch trái Ca cao.
- Tách hạt và lên men.
- Phơi và trữ hạt.
- Rang hạt và thổi vỏ hạt.
- Nghiền hạt Ca cao.
- Ép bơ hạt

Các nước sản xuất chính
Bờ Biển Ngà là quốc gia trồng ca cao nhiều nhất thế giới với sản lượng chiếm đến 30%.
Các nước nhập khẩu ca cao
Hà lan là nước nhập khẩu ca cao nhiều nhất tiếp dến là Mỹ, Đức, Pháp, … theo số liệu năm 2020.
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá ca cao
Nguồn cung ca cao
Sản lượng ca cao thế giới tập trung nhiều tại châu Phi đặc biệt là ở Tây Phi và Bờ biển Ngà. Bất ổn chính trị, tranh chấp dân sự, thiếu lao động có thể gây thiếu hụt nguồn cung dẫn tới giá ca cao tăng mạnh.
Thời tiết
Cây ca cao là loại cây ưa ẩm ướt và cần nhiều ánh nắng mặt trời để cho ra quả chín và chất lượng tốt, vì vậy nếu điều kiện thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng sản lượng ca cao.
Nhu cầu tiêu thụ ca cao
Ca cao được tiêu thụ nhiều tại các nước phương Tây đặc biệt trong các ngày lễ như ngày lễ tình yêu 14/2. Việc nhu cầu chocolate tăng cao hay sụt giảm đều ảnh hưởng đến thị trường giá ca cao.
Hiện nay, nhu cầu ca cao của các nước châu Á ngày càng tăng qua các năm cũng ảnh hưởng đến giá ca cao.
Chi phí vận chuyển
Sản lượng ca cao tập trung tại các nước nghèo- nơi cơ sở hạ tầng, kho bãi hạn chế gặp nhiều khó khăn. Việc gián đoạn nguồn cung do khâu vận chuyển có thể đẩy giá ca cao.
Đồng USD
Khi đồng đô la suy yếu có thể khiến ca cao đắt đỏ và ngược lại.
Thông tin hợp đồng ca cao giao dịch tại ICE
Hàng hóa giao dịch | Cacao ICE US |
Mã hàng hóa | CCE |
Độ lớn hợp đồng | 10 tấn / lot |
Đơn vị yết giá | USD / tấn |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6:
16:45 – 01:30 (ngày hôm sau) |
Bước giá | 1 USD / tấn |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
Ngày đăng ký giao nhận | Trước ngày |
Ngày thông báo đầu tiên | Trước ngày làm việc thứ sáu của tháng đáo hạn 10 ngày làm việc |
Ngày giao dịch cuối cùng | Trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn 11 ngày làm việc |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Không quy định |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn theo quy định |
Kết luận
Giao dịch hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư được ưa chuộng trên thế giới hiện đang phổ biến tại Việt Nam. Việc giao dịch hàng hóa phái sinh ở Việt Nam là hợp pháp và được Bộ Công thương cấp phép theo nghị định 58/2018/NĐ-CP. Dưới đây là các lợi thế nổi bật của thị trường hàng hóa phái sinh mà các nhà đầu tư hàng hóa nên lựa chọn:
– Về tính pháp lý: Đây là kênh đầu tư hàng hóa của Bộ Công thương theo Thông tư số 51. Ở Việt Nam, tất cả các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh đều phải được đăng ký thành viên với Sở Giao dịch Hàng hóa Việt nam và được niêm yết tại Danh sách thành viên
– Về bản chất: Sản phẩm phái sinh là công cụ được sinh ra để phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường của sản phẩm. Do đó, khi nhà đầu tư tham gia giao dịch sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận hơn.
– Mức độ rủi ro: Giao dịch hàng hóa có mức giá thành sản xuất nên giá cả biến động không quá thấp sp với thời điểm mua hòa vốn và tăng không quá cao theo quy luật cung cầu. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm. Hơn nữa, thị trường hàng hóa phái sinh kết nói liên thông với các sở giao dịch khác trên thế giới nên việc một cá nhân hay tổ chức nào thao túng giá là điều gần như không thể.
– Hình thức giao dịch: Cơ chế giao dịch mua – bán 2 chiều, khớp lệnh tức thời và T+0 giúp nhà đầu tư có thể nắm bắt các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động của thị trường cho dù thị trường tăng hay giảm.
– Lợi nhuận: Trong thị trường hàng hóa phái sinh thì biên độ lợi nhuận là không giới hạn. Bởi vì, nếu đang trong một xu hướng tăng, và bạn vào lệnh mua thì giá càng tăng, lợi nhuận của bạn càng được lớn.
– Tính thanh khoản cao: Thị trường Việt Nam liên thông với thị trường hàng hóa quốc tế gồm 50 quốc gia, tạo thành một thị trường với quy mô lớn, thanh khoản lên tới 5000 tỷ USD mỗi ngày
– Linh hoạt về thời gian: Với đặc thù giao dịch 23/24h, bạn có thể lựa chọn khung thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh phù hợp với mình.
Với những phân tích trên thì đầu tư hàng hóa phái sinh nói chung hay đầu tư ca cao nói riêng là kênh đầu tư hấp dẫn với lợi nhuận cao, rủi ro là có tuy nhiên nếu chúng ta quản trị rủi ro tốt thì có thể thành công trong thị trường.
Mọi thắc mắc tư vấn vui lòng liên hệ
Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế TSA
Thành viên Uy tín – Chuyên nghiệp thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: LK3.11 khu TTTM nhà ở GoldSilk, 430 đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 024.3582.3999 – 0848.54.64.66
Địa chỉ Email: admin@tsahanghoa.com
Fanpage: https://www.facebook.com/tsahanghoaphaisinh