Giới thiệu chung
Là 1 cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan toả khắp Châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi tiếp xức với người châu âu và châu mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu mỹ(chỉ riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Các giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống, thứ ngô thông thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống laiTrong khi một vài giống, thứ ngô có thể cao tới 7 m (23 ft) tại một số nơi thì các giống ngô thương phẩm đã được tạo ra với chiều cao chỉ khoảng 2,5 m (8 ft).
Nơi trồng
Ngô được trồng ở nơi ôn đới và nhiệt đới. Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA 85% sản lượng ngô trên thế giới được liệt kê trong bảng dưới đây. Dẫn đầu là Mỹ và Trung Quốc với sản lượng lần lượt là 14 tỷ và 10 tỷ giạ.
Tình hình xuất nhập khẩu ngô trên thế giới
Mỹ,Argentina,Brazil là ba nước xuất khẩu ngô lớn nhất. Trong khi đó Nhật Bản,Mexico,Hàn Quốc là các quốc gia nhập khẩu hàng đầu.
Các nhân tố ảnh hưởng giá ngô.
Thị trường Ethanol
Ethanol có nguồn gốc từ đường, nguyên liệu tinh bột hoặc lignocellulose. Nguyên liệu chính sản xuất Ethanol gồm mía, củ cải đường,ngô và lúa mì.Đây là một hóa chất công nghiệp quan trọng được sử dụng làm dung môi trong quá trình tổng hợp các hóa chất hữu cơ khác, và làm phụ gia cho xăng ô tô. Ethanol cũng là thành phần gây say của nhiều loại đồ uống có cồn như rượu bia.
Có thể thấy rằng giá Ngô và giá Ethanol có quan hệ mật thiết. Nhiên liệu sinh học đang là xu thế phát triển tất yếu do tính thân thiện với môi trường, chúng giúp giảm hiệu ứng nhà kính, ít gây ô nhiễm môi trường, và giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái sinh truyền thống.
Tỷ trọng nhóm nghành sử dụng Ngô
Hình trên cho thấy, ngô ngoài được dùng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi thì được dùng nhiều trong sản xuất Ethanol.
Giá dầu thô
Ngô ngày càng được sử dụng nhiều trong nghành sản xuất nguyên liệu. Do đó mối quan hệ giữa các mặt hàng nông sản nói chung và ngô nói riêng so với giá dầu thô là rất lớn. Giá dầu thô tăng có thể thúc đẩy nhu cầu tăng đối với nhiên liệu sinh học, do người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các nhiên liệu thay thế khác có chi phí rẻ hơn.
Yếu tố Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có lượng tiêu thụ năng lượng và nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới. Lượng tiêu thụ Ethanol của Trung Quốc đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Brazil. Do đó, dự báo nhu cầu tiêu thụ của quốc gia này trong tương lai chiếm một vai trò quan trọng với phân tích giá Ngô.
Tháng 9/2016, Trung Quốc thông qua hiệp định Paris. Theo đó quốc gia này cam kết giảm mức thải Co2 cũng như hàm lượng Co2 trong nhiên liệu, nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20%.
Ngày 13/09/2017 chính sách tăng cường và xúc tiến sản xuất Ethanol được Trung Quốc công bố. Đặt mục tiêu hướng tới sản xuất E10 (một loại hỗ hợp nhiên liệu với khoảng 10% ethanol,90% xăng – đôi khi còn gọi là gasohol) trên toàn quốc.
Nhìn chung, Trung Quốc đã lên kế hoạch và đang trên đường tiến hành cuộc cải cách việc tiêu thụ năng lượng sạch trên quy mô toàn quốc. Đây là tín hiệu tích cực đối với nhu cầu tiêu thụ Ethanol cũng như mặt hàng Ngô.
Thời tiết
Khí hậu cũng là một trong số các nguyên nhân quan trọng có tác động đến sản lượng Ngô hàng năm. Những sự thay đổi trong thời tiết có thể làm gia tăng số ngày nắng gắt ảnh hưởng đến trồng trọt. Các đợt nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến sản lượng khiến giá tăng vọt.
Thông tin hợp đồng giao dịch
Hợp đồng tương lai Ngô được giao dịch tại CBOT vào năm 1877, đây là hợp đồng tương lai nông sản được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
#tsahanghoa #giaodichhanghoa #dautuhanghoa #hanghoaphaisinh