Nguyên liệu
• Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE giảm 3,1% xuống 2,326 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất 10 năm (2,5235 USD/lb) trong ngày 7/12/2021. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London giảm 0,6% xuống 2.291 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 10 năm (2.334 USD/tấn) trong ngày 7/12/2021.
• Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE thay đổi nhẹ ở mức 19,71 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London tăng 0,13% lên 511,4 USD/tấn.
• Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Osaka tăng 0,4 JPY tương đương 0,2% lên 229,1 JPY (2,02 USD)/kg, trong phiên trước đó chạm mức thấp nhất kể từ ngày 19/11/2021 (225,4 JPY/kg). Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 4,8% – tuần giảm thứ 2 liên tiếp. Giá cao su tại Nhật Bản tăng, do các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào sau khi giá chạm mức thấp nhất 3 tuần, bởi các dấu hiệu về sự gián đoạn sản xuất ô tô do thiếu chip và linh kiện suy giảm.
Nông sản
• Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 8-1/2 US cent lên 7,85-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì tại Mỹ tăng từ mức thấp nhất 1 tháng, tăng 1,1% do hoạt động mua vào kiếm lời và hoạt động xuất khẩu tăng.
• Giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 1-3/4 US cent xuống 5,9 USD/bushel. Báo cáo hàng tuần của CoT cho thấy các quỹ đầu cơ ngô đã có thêm 17.232 hợp đồng ròng từ 30/11 đến 12/7. Con số đó chủ yếu là bán khống trong suốt tuần và để lại 332.501 hợp đồng Long dài hạn.
• Giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2022 tăng 3-1/4 US cent lên 12,67-3/4 USD/bushel. Báo cáo Cam kết thương nhân hàng tuần cho thấy được quản lý 37,882 hợp đồng dài hạn trong đậu nành tính đến ngày 12/7.
• Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 22 ringgit tương đương 0,46% lên 4.800 ringgit (1.140,14 USD)/tấn, sau khi giảm 1,1% trong phiên giao dịch. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ tăng 3,2%. Giá dầu cọ tại Malaysia tăng và có tuần tăng, do hoạt động mua vào kiếm lời sau khi giá giảm, khi tồn trữ trong tháng 11/2021 giảm ít hơn so với dự kiến.
Kim loại
• Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,5% lên 1.782,44 USD/ounce, song có 2 phiên giảm liên tiếp trước đó và vàng kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn New York tăng 0,5% lên 1.784,8 USD/ounce. Giá vàng thỏi tăng mạnh do đồng USD giảm, điều này cũng làm tăng sức hấp dẫn đối với người mua nước ngoài. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau số liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 11/2021 tăng và có mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982. Đồng thời, giá bạch kim tăng 0,3% lên 937,68 USD/ounce và có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.
• Giá đồng trên sàn London giảm 0,3% xuống 9.504 USD/tấn, sau khi giảm 1,2% trong phiên trước đó. Số liệu lạm phát của Mỹ cho thấy mức tăng hàng năm lớn nhất trong hơn 39 năm. Nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – là động lực chính thúc đẩy giá kim loại và 2 trong 3 trụ cột của nhu cầu đồng Trung Quốc là bất động sản và cơ sở hạ tầng đã suy yếu.
• Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên giảm 0,7% xuống 639,5 CNY (100,46 USD)/tấn. Tuy nhiên, giá quặng sắt có tuần tăng thứ 3 liên tiếp, do lạc quan về các biện pháp kích thích của Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Singapore giảm 0,5% xuống 108,55 USD/tấn. Quặng sắt nhập khẩu tồn trữ tại các cảng của Trung Quốc trong tuần trước đạt 155,4 triệu tấn – cao nhất kể từ tháng 7/2018, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Năng lượng
• Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn New York tăng 11,1 US cent tương đương 2,9% lên 3,925 USD/mmBtu – cao nhất kể từ ngày 3/12/2021. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá khí tự nhiên giảm 5% sau khi giảm 11% trong ngày 6/12/2021 – phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2019. Tuần trước, giá khí tự nhiên giảm hơn 24% – tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2014.
• Chốt phiên giao dịch ngày 10/12, dầu thô Brent tăng 42 USD tương đương 0,6% lên 74,85 USD/thùng, sau khi giảm 1,9% trong phiên trước đó và dầu thô Tây Texas WTI tăng 43 US cent tương đương 0,6% lên 71,37 USD/thùng, trong phiên trước đó giảm 2%. Cả hai loại dầu Brent và WTI đều có tuần tăng khoảng 8% – tuần tăng đầu tiên trong 7 tuần.
• Giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 11/2021 tăng mạnh nhất kể từ năm 1982, làm gia tăng tâm lý lạc quan đối với nhu cầu dầu.
Bài viết liên quan
-
Phái sinh hàng hóa là gì? Tìm hiểu về đầu tư hàng hóa phái sinh
-
Tìm hiểu các kênh đầu tư tài chính phổ biến, an toàn trong năm 2023
-
Vì sao nên tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh?
-
Tổng quan về hàng hóa phái sinh Việt Nam - 5 điểm cần lưu ý
-
So sánh thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa phái sinh
Bài viết gần đây
BẢN TIN HÀNG HÓA 29/9/2023
BẢN TIN HÀNG HÓA 29/9/2023 Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa hôm qua 28/9, sắc đỏ trở lại và chiếm ưu thế trên
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 29/9/2023
Nội dung chínhPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 29/9/2023NÔNG SẢNNGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆPKIM LOẠINĂNG LƯỢNG PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 29/9/2023 NÔNG SẢN Kết thúc
BẢN TIN HÀNG HÓA 28/9/2023
BẢN TIN HÀNG HÓA 28/9/2023 Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa hôm qua 27/9, mặc dù cả ba nhóm nông sản, nguyên liệu công

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA QUỐC TẾ TSA
MÃ SỐ THUẾ: 0109672176
PHƯƠNG CHÂM VÀ CAM KẾT
Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế TSA trực thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam do Bộ Công Thương quản lý.
Cam kết:
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - AN TOÀN - HỢP PHÁP
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - AN TOÀN - HỢP PHÁP

TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Hotline: 024.3582.3999 - 091.346.8883
Chăm sóc khách hàng 24/7
Địa chỉ: LK3.11 khu TTTM nhà ở Goldsilk, 430 đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Đăng ký mở tài khoản tại TSA