Năng Lượng
- Giá dầu tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng do nguồn cung thắt chặt sau khi tồn trữ dầu thô tại Mỹ – nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018, và đồng USD suy giữa bối cảnh lo ngại về biến thể Omicron dịu lại.
- Tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần vừa qua giảm 4,6 triệu thùng, xuống 413,3 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018, Cơ quan Thông tin Năng lượng nước này cho biết. Các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò của Reuters dự đoán là chỉ giảm 1,9 triệu thùng. Kết thúc phiên này giá dầu Brent kỳ hạn tương lai tăng 95 cent, tương đương 1,1%, lên 84,67 USD/thùng. Giá dầu thô Tay Texas, Mỹ (WTI) tăng 1,42 USD, tương đương 1,8%, lên 82,64 đô la.
- Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai tháng so với rổ tiền tệ sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 12.
- Giá khí tự nhiên Mỹ đã tăng hơn 14% lên mức cao nhất trong vòng 6 tuần sau khi cơ quan khí tượng dự báo thời tiết tuần này sẽ lạnh hơn dự kiến trước đây, và xác nhận dự báo trước nữa về triển vọng thời tiết cuối tháng 1 sẽ cực lạnh, gợi cho thị trường nhớ lại đợt giá tưng đột biến trong giai đoạn tháng 2/2021 khi thời tiết lạnh đến mức đóng băng. Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 2 kết thúc phiên 12/1 tăng 60,8 cent, tương đương 14,3%, lên 4,857 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26/11. Đó là mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2020.
- Giá khí tự nhiên Mỹ đã tăng hơn 14% lên mức cao nhất trong vòng 6 tuần sau khi cơ quan khí tượng dự báo thời tiết tuần này sẽ lạnh hơn dự kiến trước đây, và xác nhận dự báo trước nữa về triển vọng thời tiết cuối tháng 1 sẽ cực lạnh, gợi cho thị trường nhớ lại đợt giá tưng đột biến trong giai đoạn tháng 2/2021 khi thời tiết lạnh đến mức đóng băng. Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 2 kết thúc phiên 12/1 tăng 60,8 cent, tương đương 14,3%, lên 4,857 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26/11. Đó là mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2020.
Kim Loại
- Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ tháng 12 tăng mạnh nhất trong vòng gần 4 thập kỷ, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm trong phiên vừa qua.
- Giá nickel tăng lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ, đồng cũng quay trở lại mức 10.000 USD/tấn do lo ngai nguồn cung mới sẽ không đủ bù đắp cho lượng tồn trữ đang giảm nhanh.
- Giá các kim loại khác phiên này cũng được cải thiện nhờ giảm bớt lo ngại về tăng trưởng kinh tế ở nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới – Trung Quốc.
- Giá nickel kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) phiên vừa qua có thời điểm tăng 4,4% lên 22.745 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2011; kết thúc phiên vẫn tăng 1,3% lên 22.085 USD.
- Nhà môi giới Marex cho biết giá nickel tăng mạnh một phần được thúc đẩy bởi các nhà đầu cơ mua lại các vị thế giảm giá.
- Giá đồng phiên này cũng tăng 3,5% lên 10.059 USD/tấn, giao dịch trên mức tâm lý quan trọng lần đầu tiên kể từ ngày 21/10.
Nông Sản
- Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago giảm sau khi một báo cáo của Hoa Kỳ nâng cao ước tính về kho dự trữ thế giới nhiều hơn dự kiến. Dự trữ toàn cầu tăng 0,6% lên 279,95 triệu tấn. Giá lương thực thực phẩm đang được theo dõi chặt chẽ với lạm phát toàn cầu đang gia tăng. Trong khi nguồn cung lúa mì thế giới lớn hơn có thể giúp hạn chế lạm phát lương thực toàn cầu, con số dự trữ vẫn ở mức thấp nhất trong 5 năm. USDA cũng không thay đổi ước tính của mình đối với sản lượng lúa mì của Úc, trong khi một số dự kiến nó sẽ tăng.
- Hợp đồng lúa mì kỳ hạn giao dịch nhiều nhất trên sàn Chicago kết thúc phiên giảm 12-1/2 cent xuống 7,57-3/4 USD/bushel.
- Giá đậu tương phiên này tăng 12-3/4 cent lên 13,99-1/4 USD/bushel. Giá ngô giảm 2 US cent xuống 5,99 USD/bushel.
- Tình trạng khô hạn ở Nam Mỹ đang đe dọa đến cây đậu tương ở Brazil. Sự thiếu hụt có thể thúc đẩy nhu cầu thế giới đối với đậu. Nó cũng có thể dẫn đến tăng giá góp phần làm trầm trọng thêm lạm phát lương thực. Các thương nhân hiện đang chờ đợi những cơn mưa có thể đến vào tuần tới tại các khu vực khô hạn ở Nam Mỹ, với dự báo đó sẽ giúp đưa đậu tương lên mức cao gần đây.
Nguyên Liệu
- Giá đường thô tiếp tục hồi phục, rời xa mức thấp nhất 5,5 tháng chạm tới hôm thứ Hai (10/14) do giá dầu đang tăng mạnh. Đường thô kỳ hạn tháng 3 phiên này tăng 0,23 cent, tương đương 1,3%, lên 18,34 cent/lb.
- Giá dầu Brent đã phục hồi về mức trước khi xuất hiện biến thể Omicron và điều đó có thể đẩy giá ethanol tăng lên”, ngân hàng Rabobank cho biết. Giá ethanol cao có thể thúc đẩy các nhà máy mía ở Brazil chuyển hướng tưng sản xuất ethanol và giảm sản xuất đường. Ethanol được Brazil sản xuất từ mía.
- Giá đường trắng kỳ hạn giao tháng 3 phiên này cũng tăng 13,50 USD hay 2,8% lên 503,30 USD/tấn.
- Giá cà phê arabica giao tháng 3 tăng 3,8 cent, tương đương 1,6%, lên 2,4085 USD/lb vào lúc kết thúc phiên 12/1, trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất trong một tháng, là 2,4490 USD. Các đại lý cho biết xuất khẩu giảm và tồn kho tại các cảng đến giảm đang tiếp tục cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường cà phê.
- Cà phê robusta giao tháng 3 cũng tăng 14 USD, tương đương 0,6% lên 2.282 USD/tấn.
- Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua au khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell có vẻ ít ‘diều hâu’ hơn dự kiến khi phát biểu trước Quốc hội, trong khi dữ liệu lạm phát của nhà sản xuất ở nước mua cao su hàng đầu – Trung Quốc – cho thấy nhiều khả năng nước này sẽ nới lỏng chính sách. Kết thúc phiên, cao su giao tháng 6 trên Sàn Osaka tăng 3,8 yên, tương đương 1,6%, lên 243,3 yên (2,1 USD)/kg.Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 110 nhân dân tệ lên 15.090 nhân dân tệ (2.371 USD)/tấn vào lúc kết thúc phhieen, sau khi chạm mức cao nhất gần 6 tuần là 15.135 nhân dân tệ vào đầu phiên.