Hàng hóa phái sinh là gì? Đặc điểm giao dịch hàng hóa phái sinh
“Derivatives” trong kinh tế gọi là phái sinh, là một dạng hợp đồng được dựa trên các điều kiện (đặc biệt là ngày tháng, giá trị kết quả và các định nghĩa của các biến cơ sở, nghĩa vụ hợp đồng của các bên, và số tiền danh nghĩa) theo đó các khoản thanh toán được thực hiện giữa các bên. Các tài sản cơ sở phổ biến nhất bao gồm các loại hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất và tiền tệ.. Các công cụ phái sinh bao gồm hợp đông kỳ hạn, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn , hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
Tìm hiểu hàng hóa phái sinh
Hàng hóa phái sinh (Commodity derivatives) là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm định trước trong tương lai.
Lịch sử hình thành
– Có thể nói công cụ phái sinh hàng hóa được hình thành sớm nhất trong lịch sử của các thị trường phái sinh trên thế giới. Ngay từ thời trung cổ, các công cụ phái sinh hàng hóa đã xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cho những người nông dân và các thương gia, giúp gắn kết cung và cầu giữa họ.
– Ở một số nước, thị trường phái sinh hàng hóa được hình thành từ rất sớm, lúc đầu cũng chỉ giao dịch nông sản.Theo đó, một số người lo ngại nông sản rớt giá khi đến mùa thu hoạch, trong khi một số khác lại dự đoán giá không thể rớt, thậm chí còn tăng. Từ chỗ một bên có nhu cầu phòng vệ rủi ro, bên còn lại coi đó là cơ hội, vì thế phát sinh các công cụ phục vụ nhu cầu này.
– Tại Việt Nam ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa. Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 486/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
Đặc trưng của phái sinh hàng hóa
– Đúng với tên gọi của nó, nhóm công cụ phái sinh hàng hóa có hệ thống tài sản cơ sở rất rộng là các loại hàng hóa đủ thể loại trên thị trường từ nhóm năng lượng như xăng, dầu, khí đốt; nhóm nông sản như xơ bông, gạo, ngô, lúa mì, cà phê… thậm chí cả các mặt hàng như kim loại, vận tải…
– Những người tham gia giao dịch công cụ phái sinh hàng hóa với mục địch phòng vệ rủi ro cho mặt hàng của mình là chủ yếu.
Ví dụ:
Điển hình như trường hợp của hãng hàng không British Airways (BA) khi họ cho biết rằng hoạt động kinh doanh của họ rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá xăng dầu.
Năm 2009, British Airways biết 32% chi phí hoạt động của hãng đến từ chi phí cho xăng dầu. Do đó, để phòng ngừa sự thay đổi đột ngột của xăng dầu, British Airways đã sử dụng các hợp đồng tương lai để mua số xăng dầu cần thiết với một mức giá nhất định. Điều này sau đó đã giúp British Airways tránh được rủi ro giá xăng dầu tăng bất thường.
Các loại sản phẩm phái sinh hàng hóa trong thị trường
Có tất cả 42 sản phẩm hàng hóa được giao dịch trên thị trường chia làm 4 nhóm như sau
Nhóm nông sản gồm lúa mì, đậu tương/ đậu nành, ngô, gạo thô, khô đâu tương và dầu đậu tương.
Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Dầu cọ thô, đường trắng, cà phê, bông và cao su.
Nhóm Kim loại gồm đồng, bạc, bạch kim, quặng sắt,….
Nhóm năng lượng: dầu Brent, dầu WTI, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên và xăng pha chế.
Giao dịch hàng hóa phái sinh
Lợi ích của giao dịch hàng hóa phái sinh
– Giao dịch hàng hóa phái sinh có vai trò là phương tiện quản lý rủi ro phái sinh hàng hóa:
Việc giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp các đối tượng là những nhà đầu tư phòng hộ rủi ro khi có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và phòng hộ rủi ro liên quan đến việc biến động giá của tài sản.
Ví dụ cụ thể như: Nếu nông dân nghĩ rằng chi phí của lúa gạo sẽ giảm vào thời điểm thu hoạch, người nông dân đó sẽ bán một hợp đồng tương lai lúa gạo. Điều này cũng có nghĩa là người ta có thể lựa chọn, một giao dịch bằng cách bán một hợp đồng kỳ hạn trước và sau đó để lại bằng cách mua nó. Nông dân cũng sẽ cần phải phòng ngừa rủi ro giảm giá cây trồng trong khi các hãng hàng không cần phải phòng ngừa nguy cơ tăng chi phí nhiên liệu. Mặt khác, các nhà máy xay xát cần phải phòng ngừa giá cây trồng tăng vì đây là những mặt hàng đầu vào chính của họ.
– Giao dịch hàng hóa phái sinh có vai trò giúp tạo cơ chế xác lập giá
Xác lập giá được biết đến là hành động xác định giá chung cho một tài sản. Nó xảy ra mỗi khi người bán và người mua tương tác trong một trao đổi có quy định.
– Giao dịch hàng hóa phái sinh có vai trò giúp tăng tính hiệu quả của thị trường hàng hóa phái sinh
Khác với chứng khoán, khi các đối tượng là những nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh thì chỉ cần ký quỹ với sở giao dịch một khoản tiền nhỏ trong giá trị danh nghĩa của hợp đồng tương lai (HĐTL) để có thể giao dịch được HĐTL, như vậy số lượng người có thể tham gia giao dịch nhiều hơn, tính thanh khoản thị trường lớn hơn và mức giá của sản phẩm đó được thiết lập cũng chính xác hơn.
Lý do nên giao dịch hàng hóa phái sinh
Dù các đối tượng có cận với thị trường hàng hóa cũng trở nên dễ dàng hơn, mở ra với những đối tượng là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, cho phép các nhà giao dịch trực tuyến tận dụng tối đa các biến động ngắn hạn của thị trường để từ đó có thể tìm kiếm lphải là một nhà giao dịch hay không thì giá các sản phẩm cụ thể như ngô, lúa mì, xăng, dầu thô,…. sẽ tác động đến cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Trong quá khứ, chỉ có những nhà đầu tư có nhiều vốn cũng như trình độ chuyên môn và thời gian mới có thể tham gia vào thị trường đầu tư hàng hóa phái sinh này. Nhưng đến hôm nay, công nghệ thông tin phát triển nên việc tiếpợi nhuận.
Cách thức đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh
Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế TSA là thành viên kinh doanh thuộc Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) với đội ngũ giàu kinh nghiệm trên lĩnh vực tài chính và các chuyên gia trên lĩnh vực hàng hóa sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường.
Lý do những nhà đầu tư đã tin tưởng lựa chọn TSA:
- Được Bộ Công Thương cấp phép
- Sử dụng phần mềm giao dịch của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam liên thông với các sở giao dịch hàng hóa quốc tế
- Cập nhật thông tin liên tục về thị trường.
- Tư vấn miễn phí, quản trị rủi ro cho khách hàng.
- Rõ ràng – Minh bạch – An toàn – Công bằng cho nhà đầu tư
Hãy liên hệ với chúng tôi, công ty cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế TSA sẽ tư vấn hỗ trợ và vạch ra kế hoạch lộ trình phù hợp cho bản thân bạn.
Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế TSA
Thành viên Uy tín – Chuyên nghiệp thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: LK3.11 khu TTTM nhà ở GoldSilk, 430 đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 024.3582.3999 – 0848.54.64.66
Địa chỉ Email: admin@tsahanghoa.com