KHÔ ĐẬU TƯƠNG- SẢN PHẨM QUAN TRỌNG TRONG CHĂN NUÔI

Giới thiệu chung về sản phẩm khô đậu tương

Khô đậu tương là một sản phẩm từ đậu tương (đậu nành) thường có dạng mảnh, dạng bột hoặc dạng hạt. Khô đậu tương được tạo ra bằng cách xay hạt đậu tương và tách hàm lượng dầu trong sản phẩm bằng cách sử dụng hexan hoặc dung môi hydrocacbon tương đồng. Khô đậu tương là sản phẩm quan trọng trong ngành công nghiệp chăn nuôi để bổ sung đạm bởi nó chứa đến 50% protein. 

Tại Việt Nam, Khô đậu tương cũng là nguyên liệu nhập khẩu quan trọng trong ngành chăn nuôi. Bởi vậy đây cũng là sản phẩm có thanh khoản giao dịch cao trên thị trường hàng hóa. 

Giới thiệu về cây trồng đậu tương

Đậu tương (còn gọi là đậu nành) là loại cây họ Đậu, loài bản địa ở Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất protein, được trồng làm thức ăn cho người và gia súc. Cây đậu nành là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ , ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người và gia súc.

Các nước trồng nhiều đậu tương nhất

Trong tháng 9 năm 2022, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ( USDA ) ước tính rằng Sản lượng đậu tương thế giới năm 2022/2023 sẽ là 389,76 triệu tấn, thấp hơn khoảng 3,03 triệu tấn so với dự báo của tháng trước. Có 3 quốc gia sản xuất đậu tương nhiều bao gồm

  • Brazil: 149,000,000 tấn
  • United States: 119,155,000 tấn
  • Argentina: 51,000,000 tấn

Tổng cộng 3 nước này chiếm khoảng 80% nguồn cung toàn cầu. Ngoài ra, cũng còn một số nước khác trồng đậu như Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Canada, Mexico và các nước Châu Âu.

Các nước xuất – nhập khẩu đậu tương nhiều nhất

Các quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới năm 2021:

  • Brazil –  chiếm 49% xuất khẩu của thế giới ($38 tỷ)
  • Hoa Kỳ – chiếm 35% (27 tỷ USD)
  • Paraguay – chiếm 3,83% (2,97 tỷ USD)
  • Canada –  chiếm 3,16% (2,44 tỷ USD)
  • Argentina –  chiếm 2,88% (2,23 tỷ USD)

Các thị trường nhập khẩu nhóm hàng này lớn nhất thế giới năm 2021:

  • Trung Quốc –  chiếm 61% nhập khẩu của thế giới ($53 tỷ)
  • Argentina –  chiếm 3% (2,62 tỷ USD)
  • Mexico – chiếm 2,91% (2,53 tỷ USD)
  • Thái Lan – chiếm 2,59% (2,26 tỷ USD)
  • Hà Lan – chiếm 2,51% (2,19 tỷ USD)
  • Ai Cập – chiếm 2,47% (2,15 tỷ USD)

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá khô đậu tương

Những yếu tố tác động đến cung cầu đậu tương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến giá cả mặt hàng này.

 Thiên nhiên, thời tiết

Thời tiết thiên tai dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất, qua đó ảnh hưởng đến nguồn cung đậu tương đặc biệt:

  • Thời tiết thuận lợi vụ mùa bội thu -> Cung vượt cầu, giá đậu tương sẽ giảm.
  • Thời tiết bất lợi vụ mùa thất thu -> Nguồn cung giảm đẩy giá lên cao hơn.

Chính sách của các nước xuất nhập khẩu lớn đậu tương

Các hiệp định thương mại chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xuất nhập khẩu của các nước. Ví dụ như vào năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã dẫn đến việc Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu đậu tương lớn nhất thế giới đã ngừng mua đậu tương của khiến giá dầu đậu tương giảm.

Nhu cầu của Trung Quốc với sản phẩm này

Với vị thế của quốc gia nhập khẩu dầu đậu tương số 1, nhu cầu của Trung Quốc sẽ ảnh hướng đến giá dầu đậu tương. Nên chú ý tới dữ liệu nhập khẩu dầu đậu tương của Trung Quốc.

Giá năng lượng

Năng lượng chiếm một phần đáng kể trong chi phí vận hành của hầu hết các loại cây trồng.

Giá năng lượng tăng cao hơn đồng nghĩa với chi phí sản xuất và vận chuyển tăng theo -> Giá tăng.

Mức dự trữ dầu đậu tương

Dự trữ (Hàng tồn kho) đóng vai trò như “tấm đệm dự phòng” cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Thồng thường lượng dự trữ giảm xảy ra nếu nhu cầu tăng nhanh hơn cung dẫn đến giá tăng cao hơn.

Giá trị đồng USD

Ngoài những yếu tố tác động đến cung cầu thì sự mạnh yếu của đồng đô la có thể tác động lên giá đậu tương.

Sản phẩm thay thế

Ngô và đậu tương là 2 sản phẩm thay thế, do đó giá đậu tương sẽ tác động đến giá ngô. Cả hai sản phẩm này được trồng trong điều kiện thời tiết như nhau. Do đó nông dân sẽ chọn loại ngũ cốc nào mang lại lợi nhuận cao hơn.

Biến động giá của hai loại ngũ cốc này sẽ được đem ra so sánh và khi những người nông dân chọn trồng ngô thay vì đậu tương thì dĩ nhiên nguồn cung đậu tương sẽ thiếu hụt, dẫn đến giá đậu tương tăng cao.

Hợp đồng giao dịch khô đậu tương CBOT

Hàng hóa giao dịch 

Khô đậu tương CBOT 

Mã hàng hóa 

ZME 

Độ lớn hợp đồng 

100 tấn thiếu  (~ 91 tấn) / Lot 

Đơn vị yết giá 

USD / tấn thiếu 

Thời gian giao dịch 

Thứ 2 – Thứ 6: 
• Phiên 1: 08:00 – 20:45
• Phiên 2: 21:30 – 02:20 (ngày hôm sau)

Bước giá 

0.1 USD / tấn thiếu 

Tháng đáo hạn 

Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 12. 

Ngày đăng ký giao nhận 

Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên 

Ngày thông báo đầu tiên 

Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn 

Ngày giao dịch cuối cùng 

Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn 

Ký quỹ 

Theo quy định của MXV 

Giới hạn vị thế 

Theo quy định của MXV 

Biên độ giá 

Giới hạn giá ban đầu 

Giới hạn giá mở rộng 

$30/tấn 

$45/tấn 

Phương thức thanh toán 

Giao nhận vật chất 

Tiêu chuẩn chất lượng 

Khô đậu tương theo tiêu chuẩn của CBOT 

Mọi thắc mắc tư vấn góp ý xin vui lòng liên hệ

 

logo công ty cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế TSA

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế TSA

Thành viên Uy tín – Chuyên nghiệp thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Địa chỉ: LK3.11 khu TTTM nhà ở GoldSilk, 430 đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 024.3582.3999 – 0848.54.64.66

Địa chỉ Email: admin@tsahanghoa.com

Fanpage: https://www.facebook.com/tsahanghoaphaisinh

Bài viết liên quan

Bài viết gần đây

[THÔNG BÁO] QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT TƯ CÁCH THÀNH VIÊN
28Th11

[THÔNG BÁO] QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT TƯ CÁCH THÀNH VIÊN

THÔNG BÁO V/v: Chấm dứt tư cách Thành viên của Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế TSA Link PDF: Quyết định chấm dứt tư cách thành

[THÔNG BÁO] NGỪNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH
07Th11

[THÔNG BÁO] NGỪNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH

THÔNG BÁO V/v: Ngừng giao dịch để chấm dứt tư cách Thành viên tự nguyện và thời gian xử lý tài khoản giao dịch hàng hóa          

BẢN TIN HÀNG HÓA 02/11/2023
02Th11

BẢN TIN HÀNG HÓA 02/11/2023

  BẢN TIN HÀNG HÓA 02/11/2023   Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch đầu tiên của tháng 11, lực bán