Tổng quan
Platin hay còn gọi là bạch kim là một nguyên tố hóa học, ký hiệu Pt có số nguyên tử 78.Tên platin bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Tây Ba Nha, nghĩa đen là “sắc hơi óng ánh bạc của sông Pinto. Platin là một kim loại chuyển tiếp quý hiếm màu xám trắng đặc dẻo dễ uốn. Mặc dù nó có sáu đồng vị tự nhiên, nhưng platin vẫn là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong lớp vỏ trái đất với mật độ phân bố trung bình khoảng 0,005 mg/kg. Platin thường được tìm thấy ở một số quặng niken và đồng. Chủ yếu ở Nam Phi chiếm 80% tổng sản lượng trên toàn thế giới.
Platin được sử dụng trong làm chất xúc tác, trang bị trong phòng thí nghiệm, thiết bị điện báo, các điện cực, nhiệt kế điện trở bạch kim, thiết bị nha khoa và đồ trang sức.Platin là một vật liệu khan hiếm, quý và rất có giá trị bởi vì sản lượng khai thác hằng năm chỉ tầm vài trăm tấn. Vì là một kim loại nặng nó có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe khi tiếp xúc với các muối của nó, nhưng do khả năng chống ăn mòn cho nên nó ít độc hại hơn so với các kim loại khác. Một số hợp chất của Platin, đặc biệt là cisplatin được sử dụng làm hóa trị liệu chống lại một số loại ung thư.
Các nước sản xuất
Vai trò
Tính đến thời điểm 2021, các lĩnh vực công nghiệp đặc biệt nghành ô tô chạy bằng pin nhiên liệu Hydro và dùng Bạch Kim làm chất xúc tác khiến nhu cầu tăng mạnh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá
Nguồn cung
Tính đến năm 2016, Nam Phi sản xuất 70% lượng Bạch Kim mới trên toàn thế giới. Do đó các điều kiện khai thác ở Nam Phi có ảnh hưởng đến giá. Môi trường chính trị ở Nam Phi giống như nhiều nước đang phát triển có bất ổn nên nguồn cung Bạch Kim có rủi ro cao.
Nghành công nghiệp Ô tô
Một trong những ứng dụng của Bạch Kim là chất xúc tác trong sản xuất Ô tô. Khả năng phản ứng thấp của Bạch Kim làm cho kim loại này trở thành phần quan trọng trong sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác, được sử dụng từ năm 1970 để giảm đáng kể lượng khí thải từ Ô tô có động cơ đốt trong.
Nhu cầu hiện tại vẫn tăng đáng kể do Trung Quốc đã làm tăng đáng kể việc sử dụng Bạch Kim trong nghành công nghiệp Ô tô. Nhiều chuyên gia trong nghành và những nhà quan sát thị trường tập trung vào Ô tô sản xuất tại Trung Quốc như 1 cách để hiểu được giá của Bạch Kim. Nhu cầu về Bạch Kim từ nghành công nghiệp Ô tô chiếm khoảng 41% tổng nhu cầu.
Kinh doanh trang sức
Nhu cầu về trang sức Bạch Kim gần như không tồn tại cách đây 20 năm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây việc sử dụng Bạch Kim trong trang sức tăng nhanh chóng. Trung Quốc lại đóng 1 vai trò quan trọng trong việc này.
Ứng dụng công nghiệp
Bạch Kim ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng công nghiệp, thậm chí 1 số ứng dụng truyền thống của Bạch Kim đang được mở rộng để phát triển những công nghệ mới. Những cải tiến trong công nghệ xúc tác ô tô và tiêu chuẩn khí thải ngày càng nghiêm ngặt theo quy định Euro 6 có nghĩa Bạch Kim đang được sử dụng để chống lại sự phát thải Oxit Nitơ từ động cơ Diesel. Một tiến bộ công nghệ rất hứa hẹn đến từ xe điện chạy bằng pin nhiên liệu, loại xe này đòi hỏi lượng bạch kim nhiều gấp đôi so với động cơ đốt trong truyền thống.
Là một kim loại tương thích sinh học, Bạch Kim được sử dụng trong máy tạo nhịp tim và dụng cụ phẫu thuật. Cuối cùng, Bạch Kim ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong màn hình tinh thể lỏng, để tăng mật độ lưu trữ cho các máy chủ hỗ trợ lưu trữ đám mây và trong nhiều ứng dụng hỗ trợ điện tử. Nhu cầu công nghiệp phi Ô tô chiếm khoảng 21% nguồn cung Bạch Kim.
Đầu tư
Việc sử dụng Bạch Kim trong đúc tiền và cho mục đích đầu tư còn tương đối mới. Vàng thỏi và tiền xu không được sản xuất rộng rãi cho đến năm 1970 và ngay cả Hoa Kì cũng không sản xuất đồng xu bằng Bạch Kim cho đến năm 1997, khi American Eagle Platinum Coin được giới thiệu.
Đặc tả hợp đồng