Giới thiệu chung
Là loại cây họ Đậu, loài bản địa ở Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất protein, được trồng làm thức ăn cho người và gia súc. Cây đậu nành là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ , ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người và gia súc.
Công dụng
Các nước trồng nhiều đậu tương nhất
Mỹ là nước trồng nhiều đậu tương nhất trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 nguồn cung toàn cầu. Brazil và Argentina lần lượt đứng thứ 2 và 3.
Tổng cộng 3 nước này chiếm khoảng 80% nguồn cung toàn cầu. Ngoài ra, cũng còn một số nước khác trồng đậu như Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Canada, Mexico và các nước Châu Âu.
Các nước xuất – nhập khẩu đậu tương nhiều nhất
Brazil là nước hàng đầu về xuất khẩu đậu tương
Mỹ xếp thứ 2
Các quốc gia thuộc Nam Mỹ như : Canada, Paraguay,Argentina xếp ngay phía sau.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá đậu tương
Thiên nhiên, thời tiết
Thời tiết thiên tai dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất, tiếp đó ảnh hưởng đến nguồn cung.
Thời tiết thuận lợi vụ mùa bội thu -> Cung vượt cầu.
Thời tiết bất lợi vụ mùa thất thu -> Nguồn cung giảm đẩy giá lên cao hơn.
Chính sách
Các hiệp định thương mại chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xuất nhập khẩu của các nước.
Nhu cầu của Trung Quốc
Với vị thế của quốc gia nhập khẩu đậu tương số 1, nhu cầu của Trung Quốc sẽ ảnh hướng đến giá đậu tương. Nên chú ý tới dữ liệu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc.
Giá năng lượng
Năng lượng chiếm một phần đáng kể trong chi phí vận hành của hầu hết các loại cây trồng.
Giá năng lượng tăng cao hơn đồng nghĩa với chi phí sản xuất và vận chuyển tăng theo -> Giá tăng.
Mức dự trữ
Dự trữ (Hàng tồn kho) đóng vai trò như “tấm đệm dự phòng” cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Thồng thường lượng dự trữ giảm xảy ra nếu nhu cầu tăng nhanh hơn cung dẫn đến giá tăng cao hơn.
Hợp đồng đậu tương