Năng lượng

  • Chốt phiên giao dịch ngày 17/11, dầu thô Brent giảm 1,36 USD tương đương 1,7% xuống 81,05 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,4 USD tương đương 3% xuống 78,36 USD/thùng. Giá dầu Brent chạm mức thấp nhất kể từ ngày 1/10/2021 và dầu thô Mỹ chạm mức thấp nhất kể từ ngày 7/10/2021.
  • Giá dầu giảm trong phiên giao dịch thưa thớt, sau khi Mỹ yêu cầu các nước tiêu thụ dầu lớn khác như Trung Quốc và Nhật Bản, xem xét giải phóng 1 lượng dự trữ dầu để hạ giá. IEA và OPEC cho biết nguồn cung dầu có thể nhiều hơn trong vài tháng tới. OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC đã duy trì thỏa thuận thúc đẩy sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng để không áp đảo thị trường về nguồn cung.
  • Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York giảm 36,1 US cent tương đương 7% xuống 4,816 USD/mmBtu. Đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 9/11/2021. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 7%, do sản lượng tiếp tục tăng, tồn trữ tăng mạnh và dự báo nhu cầu sưởi ấm trong tuần này giảm.

Nông sản

  • Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2022 tăng 25-3/4 US cent lên 12,77 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 30/9/2021. Giá khô đậu tương tăng 2% lên mức cao nhát 5 tháng. Giá đậu tương tại Mỹ tăng 2,1% lên mức cao nhất gần 7 tuần, được hỗ trợ bởi các hợp đồng xuất khẩu mới và nhu cầu thị trường nội địa tăng mạnh. Theo số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu ngũ cốc quốc gia Brazil (ANEC), xuất khẩu đậu tương của nước này trong tuần 13/11 đạt 534,428 tấn, tăng 38% so với tuần trước. Xuất khẩu đậu tương trong cả tháng 11 được ANEC dự báo sẽ đạt 2.511 triệu tấn.
  • Giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 4-1/4 US cent lên 5,75-1/4 USD/bushel. Xuất khẩu ngô trong cùng kỳ được ANEC báo cáo đạt 461,743 tấn, giảm 25% so với tuần trước. Xuất khẩu trong cả tháng 11 được dự báo sẽ đạt 3.078 triệu tấn, tăng 16% so với dự báo trong tuần trước.
  • Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 12 US cent lên 8,22-1/4 USD/bushel. Trước báo cáo Doanh số Xuất khẩu hàng tuần, các thương nhân được khảo sát dự kiến sẽ có từ 250.000 đến 500.000 tấn lúa mì được bán để xuất khẩu trong tuần kết thúc vào ngày 11/11.
  • Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 104 ringgit tương đương 2,17% lên 4.892 ringgit (1.171,18 USD)/tấn. Sản lượng dầu cọ Malaysia – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới sau Indonesia – dự kiến sẽ giảm, do năng suất cây trồng giảm trong giai đoạn mùa mưa.

Nguyên liệu

  • Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE tăng 2,3% lên 20,42 US cent/lb, sau khi đạt mức cao 20,51 US cent/lb – cao nhất hơn 1 tháng. Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London tăng 2% lên 524,7 USD/tấn. Lo ngại về nguồn cung đường toàn cầu nhỏ hơn đang hỗ trợ quỹ mua đường kỳ hạn khi chúng giao dịch ngay dưới mức cao nhất 4-3 / 4 năm của tháng trước.
  • Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE tăng 4,4% lên 2,3475 USD/lb, sau khi đạt mức cao đỉnh điểm 2,358 USD/lb – cao nhất kể từ tháng 1/2012. Giá cà phê arabica tăng hơn 4% lên mức cao nhất gần 1 thập kỷ, được thúc đẩy bởi nguồn cung tại các thị trường tiêu thụ lớn thắt chặt. Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn London tăng 0,7% lên 2.256 USD/tấn.
  • Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Osaka tăng 2,1 JPY tương đương 0,9% lên 229,4 JPY/kg. Giá cao su tại Nhật Bản tăng, khi xuất khẩu từ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong tháng 10/2021 tăng mạnh, thúc đẩy kỳ vọng nền kinh tế hồi phục. Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 10/2021 tăng 9,4% so với cùng tháng năm ngoái, chỉ thấp hơn so với dự báo tăng 9,9% của các nhà phân tích.

Kim loại

  • Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,9% lên 1.865,66 USD/ounce, và vàng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York tăng 0,9% lên 1.870,2 USD/ounce. Đồng USD đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2020, được thúc đẩy bởi số liệu bán lẻ của Mỹ cao hơn so với dự kiến.
  • Giá đồng trên sàn London giảm 1,6% xuống 9.404 USD/tấn. Giá đồng đạt mức cao kỷ lục (10.747,5 USD/tấn) trong tháng 5/2021, song đã mất đà do tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá đồng giảm phiên thứ 3 liên tiếp, do dự kiến lãi suất Mỹ tăng đẩy đồng USD lên mức cao nhất 16 tháng, khiến đồng được định giá bằng đồng bạc xanh đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
  • Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Đại Liên giảm 1% xuống 538,5 CNY (84,33 USD)/tấn. Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn Singapore giảm 0,5% xuống 88,65 USD/tấn, sau khi tăng 1,2% trong phiên trước đó. Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm phiên thứ 4 liên tiếp, do tồn trữ nguyên liệu này tại các cảng đạt mức cao nhất 31 tháng, một phần do nhu cầu tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới giảm. Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc trong tuần trước tăng lên 147,6 triệu tấn – cao nhất kể từ tháng 4/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
  • Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải giá thép cây tăng 0,6%, thép cuộn cán nóng và thép không gỉ cả hai đều tăng 0,1%. Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 10/2021 đạt 71,58 triệu tấn, giảm tháng thứ 5 liên tiếp và giảm 23,3% so với cùng tháng năm ngoái.
#tsahanghoa #giaodichhanghoa #dautuhanghoa #hanghoaphaisinh
Bài viết liên quan

Bài viết gần đây

BẢN TIN HÀNG HÓA 29/03/2023
29Th3

BẢN TIN HÀNG HÓA 29/03/2023

  ĐÀ HỒI PHỤC TIẾP TỤC ĐƯỢC DUY TRÌ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ   Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua chiếm ưu

BẢN TIN HÀNG HÓA 28/03/2023
28Th3

BẢN TIN HÀNG HÓA 28/03/2023

  Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực   Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua hoàn toàn áp đảo trên

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023
27Th3

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023

Nội dung chínhPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023NÔNG SẢNLÚA MÌDẦU ĐẬU TƯƠNGNGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆPCÀ PHÊKIM LOẠIBẠCNĂNG LƯỢNGDẦU  PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023   NÔNG