TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA PHÁI SINH VIỆT NAM

Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? Đây là một lĩnh vực còn mới mẻ tại Việt Nam nên nhiều người chưa biết. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu và đầu tư vào lĩnh vực “Hàng hóa phái sinh” nhưng lại chưa biết nên tìm đọc thông tin chính thống và chi tiết ở đâu thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thể trở thành nhà đầu tư thông minh ngay hôm nay nhé!

1. Khái niệm

– Đầu tư hàng hóa phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua/bán một khối lượng hàng hóa nhất định, với mức giá đã được thỏa thuận tại đúng thời điểm xác định trong tương lai, các nhà đầu tư sẽ không cần mua bán tích trữ hàng thực mà chỉ cần giao dịch trực tuyến qua phần mềm giao dịch như giao dịch chứng khoán. Hoạt động mua/bán hàng hóa thể hiện qua các khối lượng khớp lệnh các hợp đồng tương lai có kỳ hạn tại các Sở giao dịch hàng hóa thế giới.

– Thị trường phái sinh liên quan đến kỳ hạn, hợp đồng tương lai và quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là các hợp đồng phái sinh sử dụng thị trường giao ngay làm tài sản cơ bản. Đây là những hợp đồng cung cấp cho chủ sở hữu quyền kiểm soát cơ bản tại một thời điểm nào đó trong tương lai, với mức giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Chỉ khi hợp đồng hết hạn thì việc giao hàng thực tế hoặc tài sản khác mới diễn ra và thường thì các nhà giao dịch sẽ chuyển giao hoặc đóng hợp đồng của họ để tránh thực hiện hoặc nhận giao hàng hoàn toàn. Kỳ hạn và hợp đồng tương lai nhìn chung giống nhau, ngoại trừ việc kỳ hạn có thể tùy chỉnh và giao dịch qua quầy (OTC), trong khi hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa và giao dịch trên các sàn giao dịch.

2. Các thành phần tham gia

2.1. Sở Giao dịch Hàng hóa thế giới

 

Là đơn vị tổ chức giao dịch hàng hóa tập trung các nhóm hợp đồng tương lai (HĐTL) và hợp đồng quyền chọn (HĐQC). Cụ thể, Sở giao dịch hàng hóa Chicago – CBOT (1848) giao dịch chủ yếu các HĐTL nhóm Nông sản; Sở giao dịch hàng hóa New York – NEMEX (1872) giao dịch các HĐTL nhóm Năng lượng và Kim loại quý; Sở giao dịch hàng hóa Nhật Bản – TOCOM (1948) ban đầu tổ chức giao dịch các HĐTL nhóm Kim loại và Năng lượng và dần mở rộng sản phẩm giao dịch như hiện nay; Sở giao dịch liên lục địa (ICE) giao dịch HĐTL nhóm Năng lượng và tiền điện tử.

2.2. Nhà đầu tư cá nhân

 

Quy mô toàn cầu, từ các bạn sinh viên (những bạn học sinh dưới 18 tuổi thì không nên tham gia), những nhà doanh nhân đến các công ty thương mại, tập đoàn lớn…) => Đem lại một cơ hội đầu tư minh bạch, toàn cầu và tiềm năng lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư cá nhân từ sự chênh lệch giá hàng hóa.

2.3. Nông dân

 

Giúp người nông dân và người sản xuất chủ động được giá bán sản phẩm với giá cao và định mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai

2.4. Nhà sản xuất

 

Là công cụ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm giá và tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh, sản xuất.

3. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

 

– Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam được Bộ Công thương cấp phép.

– Vào ngày 01/09/2010, Bộ Công thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam – Bộ Công thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép.

– Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa. Theo đó, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức được liên thông với các Sở Giao dịch trên thế giới.

– MXV là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam, và liên thông với hầu hết các Sở Giao dịch hàng hóa lớn thế giới để triển khai các hệ thống giao dịch và phát triển 4 nhóm sản phẩm: Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại và Năng lượng hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường phái sinh thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng, góp phần xây dựng một kênh huy động vốn ngắn, trung và dài hạn phát triển kinh tế đất nước.

– Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam không trực tiếp hướng dẫn cho khách hàng giao dịch mà thông qua các Thành viên kinh doanh chính thức của mình để cung cấp dịch vụ môi giới giao dịch hàng hóa phái sinh dưới sự quản lý của MXV. Trong đó, Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa quốc tế TSA, là một trong số thành viên kinh doanh của MXV, được cấp phép hoạt động theo giấy phép số 05/QĐ-TGĐ/MXV ngày 04/01/2022. Sau đó, vào ngày 25/03/2022, TSA được chấp thuận giao dịch các mặt hàng thuộc nhóm Năng lượng theo giấy phép số 222/QĐ-TGĐ-MXV.

4. Sản phẩm

 

Các mặt hàng giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được chia làm 4 nhóm chính: Nông sản, Kim loại, Nguyên liệu công nghiệp, Năng lượng.

4.1. Năng lượng (nhóm hàng kinh doanh có điều kiện)

 

Dầu thô Brent, Dầu thô Brent Mini, Dầu thô WTI, Dầu WTI mini, Dầu WTI Micro, Khí tự nhiên, Khí tự nhiên Mini, Dầu ít lưu huỳnh, Xăng pha chế RBOB.

4.2. Nông sản

 

Ngô, Ngô mini, Đậu tương, Đậu tương mini, Dầu đậu tương, Khô đậu tương, Lúa mì, Lúa mì mini, Lúa mì Kanas, Gạo thô

4.3. Nguyên liệu công nghiệp

 

Cà phê Robusta, Cà phê Arabica, Ca cao, Đường 11. Đường trắng, Bông, Cao su RSS3, Cao su TSR20, Dầu cọ thô

4.4. Kim loại

 

Bạch kim, Bạc, Đồng, Quặng sắt, Đồng LME, Nhôm LME, Chì LME, Thiếc LME, Kẽm LME, Niken LME.

5. Lợi ích của thị trường hàng hóa phái sinh

 

Giao dịch hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư được ưa chuộng trên thế giới hiện đang phổ biến tại Việt Nam. Việc giao dịch hàng hóa phái sinh ở Việt Nam là hợp pháp và được Bộ Công thương cấp phép theo nghị định 58/2018/NĐ-CP. Dưới đây là các lợi thế nổi bật của thị trường hàng hóa phái sinh mà các nhà đầu tư hàng hóa nên lựa chọn:

– Về tính pháp lý: Đây là kênh đầu tư hàng hóa của Bộ Công thương theo Thông tư số 51. Ở Việt Nam, tất cả các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh đều phải được đăng ký thành viên với Sở Giao dịch Hàng hóa Việt nam và được niêm yết tại Danh sách thành viên

– Về bản chất: Sản phẩm phái sinh là công cụ được sinh ra để phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường của sản phẩm. Do đó, khi nhà đầu tư tham gia giao dịch sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận hơn.

– Mức độ rủi ro: Giao dịch hàng hóa có mức giá thành sản xuất nên giá cả biến động không quá thấp sp với thời điểm mua hòa vốn và tăng không quá cao theo quy luật cung cầu. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm. Hơn nữa, thị trường hàng hóa phái sinh kết nói liên thông với các sở giao dịch khác trên thế giới nên việc một cá nhân hay tổ chức nào thao túng giá là điều gần như không thể.

– Hình thức giao dịch: Cơ chế giao dịch mua – bán 2 chiều, khớp lệnh tức thời và T+0 giúp nhà đầu tư có thể nắm bắt các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động của thị trường cho dù thị trường tăng hay giảm.

– Lợi nhuận: Trong thị trường hàng hóa phái sinh thì biên độ lợi nhuận là không giới hạn. Bởi vì, nếu đang trong một xu hướng tăng, và bạn vào lệnh mua thì giá càng tăng, lợi nhuận của bạn càng được lớn.

– Tính thanh khoản cao: Thị trường Việt Nam liên thông với thị trường hàng hóa quốc tế gồm 50 quốc gia, tạo thành một thị trường với quy mô lớn, thanh khoản lên tới 5000 tỷ USD mỗi ngày

– Linh hoạt về thời gian: Với đặc thù giao dịch 24/24, bạn có thể lựa chọn khung thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh phù hợp với mình.

Xem thêm: 

 

TSA xin kính chúc quý khách hàng có một ngày giao dịch thuận lợi và thành công!

? Hãy để TSA trở thành người bạn đồng hành cùng Quý nhà đầu tư!

 

logo công ty cổ phần giao dịch hàng hóa quốc tế TSA

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế TSA

Thành viên Uy tín – Chuyên nghiệp thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Địa chỉ: LK3.11 khu TTTM nhà ở GoldSilk, 430 đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 024.3582.3999 – 0986.28.8989

Địa chỉ Email: admin@tsahanghoa.com

Fanpage: https://www.facebook.com/tsahanghoaphaisinh

Bài viết liên quan

Bài viết gần đây

BẢN TIN HÀNG HÓA 29/03/2023
29Th3

BẢN TIN HÀNG HÓA 29/03/2023

  ĐÀ HỒI PHỤC TIẾP TỤC ĐƯỢC DUY TRÌ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ   Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua chiếm ưu

BẢN TIN HÀNG HÓA 28/03/2023
28Th3

BẢN TIN HÀNG HÓA 28/03/2023

  Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực   Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua hoàn toàn áp đảo trên

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023
27Th3

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023

Nội dung chínhPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023NÔNG SẢNLÚA MÌDẦU ĐẬU TƯƠNGNGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆPCÀ PHÊKIM LOẠIBẠCNĂNG LƯỢNGDẦU  PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NGÀY 27/03/2023   NÔNG